Năm 2024 đảm bảo đủ nguồn để cải cách tiền lương
(TBTCO) - Trong năm nay, cùng với việc sử dụng nguồn dự toán chi trong cân đối NSNN và nguồn cải cách tiền lương tích lũy của cả NSTW và NSĐP theo quy định, ngân sách đảm bảo đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban chấp hành trung ương khóa XII từ ngày 1/7/2024.

Cải cách tiền lương theo lộ trình, đảm bảo công bằng

Quốc hội đã thông qua nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024. Theo đó, quyết định từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương.

anh tin bai
 
Kinh phí cải cách tiền lương từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối NSNN.  

Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước. Điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Đáng lưu ý, từ thời điểm 1/7/2024, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Năm 2025 là đảm bảo lương công chức thấp nhất phải cao hơn lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp

Nghị quyết 27-NQ/TW đặt mục tiêu của chính sách cải cách tiền lương đến năm 2025 là đảm bảo lương công chức thấp nhất phải cao hơn lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp và đến năm 2030 bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất trong khu vực doanh nghiệp.

Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, đảm bảo hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.

Nghị quyết 27-NQ/TW đặt mục tiêu của chính sách cải cách tiền lương đến năm 2025 là đảm bảo lương công chức thấp nhất phải cao hơn lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp và đến năm 2030 bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất trong khu vực doanh nghiệp.

Trước đó, tại Quốc hội, nhiều ý kiến nhất trí thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 và đề nghị cần tính toán thận trọng, cân đối hợp lý, có lộ trình phù hợp, bảo đảm công bằng xã hội. Cần phải thực hiện đồng bộ giữa việc điều chỉnh mức lương cơ sở cùng với đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả; tinh giản biên chế gắn với xây dựng vị trí việc làm; có chính sách phù hợp, tránh cào bằng.

Căn cơ hơn nữa để chuẩn bị nguồn cải cách lương các năm sau

Theo Bộ Tài chính, cân đối NSNN được xây dựng bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ tại văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Kế hoạch 05 năm 2021-2025 được Quốc hội thông qua.

Chính sách pháp luật tài chính ngày càng đồng bộ, khả thi, minh bạch
Cái gốc vẫn là đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững, tăng được thu ngân sách thì sẽ có tích lũy để cải cách tiền lương.

Dự toán thu NSNN năm 2024 tăng khoảng 5% so với ước thực hiện và dự toán năm 2023. Dự toán chi NSNN ưu tiên bố trí cho các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển, nhất là các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng đường cao tốc, các dự án trọng điểm quan trọng quốc gia; đảm bảo các nghĩa vụ chi trả nợ lãi, các cam kết viện trợ; xử lý tốt các nhiệm vụ chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của đất nước, đảm bảo an sinh xã hội, dành nguồn để thực hiện cải cách tiền lương khu vực công,....

Về vấn đề cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII, theo lộ trình, phải thực hiện từ năm 2021. Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh, kinh tế và các cân đối ngân sách khó khăn, phải dồn sức cho chi phòng, chống dịch Covid-19, nên trong 3 năm 2020-2022, dừng điều chỉnh tiền lương.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, trong giai đoạn này, Bộ Tài chính vẫn khuyến nghị, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tích lũy tạo nguồn cho cải cách tiền lương từ các khoản tăng thu, tiết kiệm chi, thu của các đơn vị sự nghiệp ở cả Trung ương và địa phương.

Nhờ vậy, đã có trên 550 nghìn tỷ đồng nguồn cải cách tiền lương. Với nguồn này, năm 2023, chúng ta đã điều chỉnh một bước nguồn tiền lương cơ sở của công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tăng thêm 21% so với trước đó.

Đối với năm 2024, cùng với việc sử dụng nguồn dự toán chi trong cân đối NSNN và nguồn cải cách tiền lương tích lũy của cả NSTW và NSĐP trong nhiều năm theo quy định thì đảm bảo đủ nguồn để thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành trung ương khóa XII từ ngày 01/7/2024.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, với phương án này, nhu cầu kinh phí cải cách tiền lương năm 2024 tăng thêm so với dự toán năm 2023 khoảng 164 - 165 nghìn tỷ đồng; trong đó, khoảng 89-90 nghìn tỷ đồng để đảm bảo thực hiện mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng cả năm 2024 và khoảng 74-75 nghìn tỷ đồng để thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW từ ngày 1/7/2024.

“Trong tổ chức thực hiện, chúng tôi đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách tiền lương theo các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội để chuẩn bị nguồn lực cho các năm tiếp theo” - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh./.

Cái gốc vẫn là đảm bảo kinh tế phát triển

“Chúng ta còn có vượt thu ngân sách và đồng thời sẽ có nguồn lực để bố trí cho chi tiền lương một cách bền vững. Cái gốc vẫn là đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững và tăng được thu ngân sách thì sẽ có tích lũy để trả nợ, để thực hiện vấn đề cải cách tiền lương”- Bộ trưởng Bộ Tài chính nói./.

 

Theo: thoibaotaichinhvietnam.vn

Tin Mới
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
   THÔNG TIN LIÊN HỆ
  Cơ quan chủ quản: ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH
  Sở Tài Chính tỉnh Nam Định
Giấy phép của Sở TT&TT số 22/GP-STTTT ngày 30/8/2017
  415 - Đường Hàn Thuyên -  Thành phố Nam Định - Tỉnh nam Định
  Tel: 0228.3637923
  Email: sotaichinh-namdinh@chinhphu.vn
  Designed by VNPT Nam Định
  
Chung nhan Tin Nhiem Mang