Theo đó, 6 thủ tục hành chính (TTHC) có hiệu lực kể từ ngày 2/7/2024 gồm: 4 TTHC thuộc lĩnh vực quản lý công sản và 2 TTHC thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Cụ thể, 4 TTHC thuộc lĩnh vực quản lý công sản là:
Thủ tục chuyển giao công trình điện là tài sản công (TSC) tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, công trình điện thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật được đầu tư bằng vốn nhà nước. Cơ quan giải quyết là đơn vị điện lực.
|
Thủ tục chuyển giao công trình điện là TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, công trình điện thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật được đầu tư bằng vốn nhà nước vừa được Bộ Tài chính công bố. Ảnh TL minh họa. |
Xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao công trình điện được đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Cơ quan giải quyết là bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương (trong trường hợp cơ quan ký kết hợp đồng dự án thuộc trung ương quản lý). Chủ tịch UBND cấp tỉnh (trong trường hợp cơ quan ký kết hợp đồng dự án thuộc địa phương quản lý).
6 TTHC có hiệu lực kể từ ngày 2/7/2024 gồm: 4 TTHC thuộc lĩnh vực quản lý công sản và 2 TTHC thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng. |
Quyết định sử dụng TSC để tham gia dự án đầu tư theo hình thức đối tác công - tư. Cơ quan giải quyết là Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Thanh toán chi phí có liên quan đến việc xử lý TSC. Cơ quan giải quyết là đơn vị được giao nhiệm vụ chủ tài khoản tạm giữ.
2 TTHC thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng gồm:
Giao chỉ tiêu tổng mức tăng trưởng tín dụng đầu tư của Nhà nước hoặc tổng mức kế hoạch vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước năm sau cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Cơ quan giải quyết là Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Quyết định đối với đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn của Ngân hàng Phát triển Việi Nam. Cơ quan giải quyết là Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính.
Ngoài công bố 6 TTHC, Bộ Tài chính cũng đưa ra trình tự thực hiện của từng TTHC giúp các cơ quan, tổ chức có liên quan thuận lợi trong việc áp dụng.
Đơn cử như về thủ tục chuyển giao công trình điện là TSC tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, công trình điện thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật được đầu tư bằng vốn nhà nước có trình tự thực hiện là: Khi có công trình điện cần chuyển giao, bên giao có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị chuyển giao tới bên nhận theo công bố của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị chuyển giao công trình điện, bên nhận có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với bên giao thực hiện kiểm tra thực trạng công trình điện, đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao và lập biên bản theo mẫu quy định.
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc kiểm kê, xác định giá trị công trình điện, thủ trưởng bên giao ban hành quyết định chuyển giao công trình điện theo mẫu quy định.
Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày có quyết định chuyển giao, bên giao chủ trì, phối hợp với bên nhận thực hiện bàn giao, tiếp nhận công trình điện kèm theo hồ sơ theo quy định. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định.
Căn cứ biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản, bên nhận thực hiện ghi tăng tài sản, tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu tại doanh nghiệp.../.
(Theo thoibaotaichinh.vn)